Thương hiệu cá nhân: Bạn là ai khi xung quanh toàn người giỏi?
1. Thương hiệu cá nhân là gì?
Thương hiệu cá nhân, hay personal branding là những tính cách, đặc điểm, cá tính riêng, độc đáo của một người khiến người khác nhớ đến và cảm thấy nổi bật giữa đám đông, được biểu hiện qua các hành động, việc làm ở các khía cạnh như học tập, cuộc sống, các mối quan hệ trong công ty, lớp học,…
2. Làm thế nào để xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên?
2.1. Thấu hiểu bản thân
Đầu tiên, bạn nên tìm cho mình một khoảng yên tĩnh, hít thở thật sâu và tự hỏi: Mình là ai? Mình thích điều gì? Mình đang làm gì?… để giúp bạn có thời gian đối diện với bản thân.
Ngoài ra, hiện nay, một số các phương pháp như Ikigai, các câu hỏi trắc nghiệm tâm lý MBIT, hay The Big Personalities giúp ta khám phá bản thân cũng phổ biến rộng rãi.
Tiếp đó, hãy mạnh dạn trò chuyện và hỏi những người thân, người bạn hay cấp trên của bạn về điểm mạnh, điểm yếu của bản thân. Bạn cảm thấy ngại ư? Đừng lo lắng. Chén trà là lời mời câu chuyện. Hãy mở đầu bằng lời mời đi uống cafe hay trà sữa rồi khéo léo bắt chuyện nhé!
2.2. Đặt mục tiêu và xây dựng lộ trình dài hạn cho bản thân
Chúng ta nên tự đặt mục tiêu xây dựng thương hiệu cá nhân ngay khi còn là sinh viên. Bởi việc này sẽ hỗ trợ tốt cho mỗi người trong quá trình tìm kiếm cơ hội việc làm sau này.
Để có thể xây dựng thương hiệu cá nhân hiệu quả, điều đầu tiên chúng ta cần làm chính là có được mục tiêu rõ ràng, một lộ trình dài hạn với phương pháp triển khai chi tiết. Khi đã có mục tiêu cho mình, tiếp theo hãy triển khai chúng thành những mục tiêu nhỏ hơn thông qua sử dụng quy tắc S.M.A.R.T:
Specific: Những vấn đề cụ thể, dễ hiểu
Measurable: Có thể đo lường được kết quả
Attainable: Có tính khả thi cao
Realistic: Thực tế
Time bound: Thời hạn triển khai nhất định
2.3. Trau dồi bản thân mỗi ngày
Để bản thân tạo ấn tượng và đạt sự đánh giá cao của nhà tuyển dụng, điều bạn cần quan tâm hơn hết là việc trau dồi các kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng,… Đây được xem bí quyết để xây dựng thương hiệu cá nhân cho sinh viên tốt nhất.
Bạn có thể tích lũy kinh nghiệm, kỹ năng cho mình thông qua tham gia các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi lớn hoặc các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham gia thực tập tại các doanh nghiệp có liên quan đến ngành học hoặc mục tiêu của bản thân mình.
2.4. Theo dõi, tìm kiếm các cơ hội
Một khi bạn đã trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức, kỹ năng,… việc tiếp theo là bạn cần tìm kiếm cho mình các cơ hội. Đừng ngồi im mà chờ nhà tuyển dụng liên hệ.
Bạn có thể tìm kiếm cơ hội thông qua các group tuyển dụng trên Facebook hoặc các trang Fanpage, Website của những công ty, tập đoàn.
Ngoài ra, bạn còn có thể tạo điểm cộng với nhà tuyển dụng thông qua tìm kiếm, tham gia các hoạt động việc làm, xã hội, học bổng,…Từ đó, bạn cũng hiểu được phần nào mong muốn của nhà tuyển dụng để chắt lọc các thông tin và kinh nghiệm cho mình.
3. Người hướng nội có thể làm thương hiệu cá nhân không?
Người hướng nội thường có xu hướng ít tự tin trong việc giới thiệu bản thân và tiếp xúc với người lạ, do đó điều họ sợ nhất khi xây dựng thương hiệu cá nhân chính là việc tỏ ra quá quan tâm đến bản thân và không được chấp nhận bởi người khác. Tuy nhiên, thương hiệu cá nhân không chỉ dành cho những người hướng ngoại, mà cũng dành cho những người hướng nội và cách xây dựng thương hiệu cá nhân của một người hướng nội có thể khác so với người hướng ngoại.
Vì vậy, để xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, người hướng nội cần phải tập trung vào những kỹ năng và tài năng của mình, và tìm cách truyền tải thông điệp của mình thông qua việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn của mình một cách tinh tế.
4. Công thức xây dựng thương hiệu cá nhân
4.1. Xác định tầm nhìn thương hiệu cá nhân
Việc đầu tiên bạn cần làm khi muốn xây dựng một thương hiệu thật nổi bật là xác định tầm nhìn cho riêng mình.
Gắn liền tầm nhìn thương hiệu với giá trị cốt lõi của bạn
Tầm nhìn thương hiệu cá nhân cần phù hợp với giá trị cốt lõi của bạn. Giá trị cốt lõi hình thành trong quá trình bạn trưởng thành và mang tính cá nhân sâu sắc. Chúng là những điều định nghĩa con người bạn. Ví dụ: Giá trị cốt lõi có thể là sự trung thực, sáng tạo, táo bạo, đáng tin cậy, kiên định, thẳng thắn, trách nhiệm, yêu thương…
Nếu bạn chưa khám phá ra giá trị cốt lõi của mình, bạn nên ngồi lại và phân tích bản thân. Bạn nên xác định 5 – 10 giá trị mà bạn cho là quan trọng nhất. Điều này rất quan trọng để bạn xây dựng thương hiệu cá nhân thành công, vì mọi thứ bạn làm cần phải gắn liền với các giá trị cốt lõi của bạn.
Tìm ra nét tính cách, đam mê và kỹ năng của bạn
Tiếp theo, để làm rõ tầm nhìn thương hiệu cá nhân, bạn cần tìm ra nét tính cách, đam mê và kỹ năng nổi trội của bản thân.
4.2. Chọn ngách và đối tượng khán giả
Trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân, điều quan trọng là bạn cần cung cấp điều gì đó mà mọi người thực sự quan tâm. Thương hiệu của bạn khó đem lại lợi ích nếu chẳng ai đoái hoài đến những gì bạn tạo ra hàng ngày.
Để làm điều này, bạn hãy tự trả lời câu hỏi:
Để đạt được tầm nhìn đã vạch ra trước đó, bạn cần đặt ra những mục tiêu nào?
Bạn cần làm theo những bước nào để đạt được mục tiêu của mình?
Bạn đang cố gắng gây ấn tượng với ai để biến những mục tiêu này thành hiện thực?
Lý tưởng nhất là bạn nên tập trung vào một thị trường ngách và cố gắng để trở thành người đi đầu trong ngách đó. Nếu thị trường bạn chọn vẫn còn quá chung chung, bạn nên xem xét thu hẹp trọng tâm của mình. Tuy nhiên, cần đảm bảo rằng vẫn đủ lượng đối tượng khán giả mục tiêu để theo dõi bạn.
4.3. Tạo điểm khác biệt nổi bật cho thương hiệu cá nhân
Khi bạn đã tìm thấy ngách phù hợp, bạn cần xác định xem bạn sẽ khác biệt như thế nào so với những người đang dẫn đầu trong lĩnh vực đó.
Điều này quay trở lại với những nét tính cách đặc trưng mà bạn đã xác định ở bước đầu tiên. Đó chính là những “chất liệu” để phân biệt bạn với người khác, khiến bạn khác biệt và thu hút. Kể cả khi bạn thấy rằng mình chưa hoàn hảo, vẫn tốt hơn là xây dựng thương hiệu với những đặc điểm của chính mình, thay vì cố gắng trở thành người khác.
4.4. Tìm người cố vấn khi xây dựng thương hiệu cá nhân
Bạn nên tìm cho mình những người cố vấn trong quá trình xây dựng thương hiệu cá nhân. Người cố vấn đóng vai trò như một người bạn tâm tình, gợi ý hướng đi và các lựa chọn cho bạn.