19 kiến nghị liên quan đến 05 vấn đề quan trọng của kinh tế đất nước được Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đưa ra trong quý I năm 2024
Là một trường trọng điểm quốc gia, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã khẳng định được vị thế là một trung tâm nghiên cứu khoa học và tư vấn kinh tế, quản trị kinh doanh lớn và có uy tín hàng đầu của Việt Nam. Các hoạt động học thuật của Trường đã có đóng góp lớn vào quá trình xây dựng chiến lược và chính sách phát triển kinh tế xã hội của đất nước cũng như nâng cao năng lực của các doanh nghiệp. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã đặt mục tiêu phát triển trở thành trường đại học định hướng nghiên cứu, trường đại học đa ngành có uy tín, đạt chất lượng đẳng cấp khu vực và quốc tế.
Trong Quý I năm 2024, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã chắt lọc thành 19 kiến nghị liên quan đến 05 vấn đề quan trọng của kinh tế đất nước trong thời gian qua.
Chủ đề 1: Thuế suất tối thiểu toàn cầu và tác động đến FDI
Sáng 29/11/2023, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế tối thiểu toàn cầu (TTTC). Thuế TTTC là một loại thuế do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) khởi xướng. Hiện có 142/142 quốc gia, trong đó có Việt Nam đã đồng thuận. Việc áp thuế TTTC sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong thời gian hưởng ưu đãi miễn giảm thuế, vốn có thuế suất thực tế thấp hơn 15%. Các ưu đãi về thuế của Việt Nam dành cho các doanh nghiệp ngoại trước đó sẽ không còn tác dụng nên có thể ảnh hưởng tới môi trường đầu tư chung.
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất hai kiến nghị sau:
Kiến nghị 1.1: Đánh giá toàn diện và sâu sắc về việc thực hiện thuế TTTC và tác động đến FDI
Kiến nghị 1.2: Thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu tăng thêm khi thực hiện thuế TTTC
Chủ đề 2: Phục hồi và ổn định thị trường trái phiếu doanh nghiệp, hướng tới phát triển bền vững nền kinh tế
Nhằm phục hồi và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), tạo động lực cho sự phát triển ổn định và bền vững của nền kinh tế trong thời gian tới, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất một số kiến nghị sau:
Kiến nghị 2.1: Triển khai đồng bộ cơ chế chính sách để ổn định kinh tế vĩ mô, điều hành linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ
Kiến nghị 2.2: Xem xét, đánh giá một số quy định hiện hành nhằm tháo gỡ những rào cản, khó khăn về mặt pháp lý đối với thị trường TPDN
Kiến nghị 2.3: Tăng cường trách nhiệm các bên liên quan nhằm minh bạch hóa thị trường TPDN
Kiến nghị 2.4: Hoàn thiện công tác vận hành hệ thống giao dịch thị trường TPDN nhằm giảm thiểu rủi ro pháp lý
Kiến nghị 2.5: Xây dựng, triển khai các chính sách và phương án hỗ trợ doanh nghiệp phát hành TPDN
Chủ đề 3: Thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế thích ứng với biến đổi khí hậu
Để thực hiện lộ trình phát triển thích ứng với khí hậu và phát thải ròng bằng 0 như cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về BĐKH (COP 26), dự kiến Việt Nam sẽ cần đầu tư thêm khoảng 6,8% GDP, tương đương 368 tỷ USD, từ nay đến năm 2040 (World Bank 2022). Nếu có các chính sách và chiến lược phù hợp, Việt Nam có thể tận dụng những hoạt động khử carbon để đạt được mục tiêu phát triển với phát thải ròng bằng “0” mà không làm giảm tốc độ tăng trưởng GDP trong trung và dài hạn. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất 04 nhóm kiến nghị sau:
Kiến nghị 3.1: Chuyển đổi tư duy và tiếp cận về mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa và bền vững
Kiến nghị 3.2: Lồng ghép các chương trình, dự án về tăng trưởng thích ứng với khí hậu trong qui hoạch, kế hoạch phát triển quốc gia, địa phương và ngành
Kiến nghị 3.3: Tăng cường sử dụng các công cụ kinh tế trong huy động nguồn lực tài chính cho tăng trưởng thích ứng với khí hậu
Kiến nghị 3.4: Khơi thông nguồn tín dụng xanh cho tăng trưởng thích ứng với BĐKH
Chủ đề 4: Đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng an toàn, lành mạnh nhằm hỗ trợ tăng trưởng
Để đảm bảo hệ thống tài chính ngân hàng an toàn, lành mạnh nhằm hỗ trợ tăng trưởng, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất một số kiến nghị sau:
Kiến nghị 4.1: Điều hành chính sách tiền tệ một cách linh hoạt và khoa học nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế
Kiến nghị 4.2: Đẩy mạnh tái cơ cấu và phát triển hệ thống ngân hàng theo hướng số hóa, an toàn và lành mạnh
Kiến nghị 4.3: Thúc đẩy giám sát đối với các tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tài chính
Kiến nghị 4.4: Tăng cường xử lý vi phạm, hoàn thiện khung pháp lý, và nâng cao chất lượng hàng hóa nhằm phát triển thị trường chứng khoán bền vững
Chủ đề 5: Nhận diện bất cập và khuyến nghị chính sách phát triển thị trường bất động sản Việt Nam
Để tháo gỡ các khó khăn và thúc đẩy sự phát triển của thị trường Bất động sản (BĐS) ổn định, bền vững trong thời gian tới, các khuyến nghị được đưa ra tập trung vào 04 nhóm giải pháp trọng tâm như sau:
Kiến nghị 5.1: Hoàn thiện thể chế và khung khổ pháp lý hướng tới phát triển thị trường BĐS bền vững và lành mạnh
Kiến nghị 5.2: Đẩy mạnh quá trình tái cơ cấu hàng hóa BĐS nhằm đa dạng hóa nguồn cung và giảm giá bán sản phẩm BĐS
Kiến nghị 5.3: Khơi thông các dòng vốn nhằm đa dạng hóa nguồn vốn trong dài hạn cho thị trường BĐS
Kiến nghị 5.4: Xây dựng hệ thống thông tin, dự báo thị trường BĐS và tăng cường tinh minh bạch của thị trường BĐS
Trên đây là những kiến nghị cụ thể được chắt lọc và rút ra từ những những hoạt động nghiên cứu khoa học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Hi vọng rằng các kiến nghị có thể đóng góp vào quá trình phát triển của nền kinh tế trong bối cảnh mới.
Chi tiết bản Kiến nghị Quý I năm 2024 của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, kính mời quý thầy cô, quý nhà khoa học xem tại đây
Bài và ảnh: Phòng Quản lý khoa học & Phòng Truyền thông
Các cơ quan thông tấn báo chí đưa tin:
Nhân dân: Minh bạch hóa thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Thời báo tài chính: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân kiến nghị 5 vấn đề quan trọng về kinh tế
Vneconomy: Chuyên gia kiến nghị lập quỹ hỗ trợ "đại bàng" FDI khi thực thi thuế tối thiểu toàn cầu
Diễn đàn doanh nghiệp: Tháo gỡ rào cản pháp lý cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Điều chỉnh mô hình tăng trưởng theo hướng xanh hóa
Báo ĐT Đảng cộng sản Việt Nam: Chú trọng vào 5 trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội ngay từ quý 1
Hải quan: Khuyến nghị giám sát các công ty, tổ chức tài chính trung gian phi ngân hàng
Tạp chí Tài chính Doanh nghiệp: Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đề xuất thành lập Quỹ hỗ trợ đầu tư từ nguồn thu thuế tối thiểu toàn cầu