3 nhóm kỹ năng kiến thức bổ ích giúp bạn trở thành một ứng viên sáng giá
Hiện nay với sự phát triển không ngừng của xã hội và công nghệ, việc chuẩn bị các kỹ năng bổ ích cho bản thân là một việc hết sức cần thiết để bạn trở nên khác biệt hơn. Cùng tìm hiểu xem các kỹ năng nào sẽ giúp các bạn sáng giá và nổi bật hơn trong mắt nhà tuyển dụng nhé.
1. Kỹ năng nhận thức - Cognitive Skills
Theo NCAEP 2020 thì nhóm Cognitive skills sẽ bao gồm các kỹ năng như: Tâm trí luận giải (theory of mind), chức năng điều hành (executive function), khả năng giải quyết vấn đề (problmem solving), khả năng xử lý thông tin (Information processing),... Nói cách khác, nhóm kỹ năng này thể hiện các nhận thức mỗi cá nhân tiếp nhận thông tin, đánh giá các vấn đề và đưa ra các phương pháp giải quyết hiệu quả.
Theo các báo cáo khảo sát về tình hình nhân sự trên thị trường, nhóm Cognitive skills có 2 kỹ năng cực kỳ quan trọng được các nhà tuyển dụng săn đón:
Tư duy phân tích (Analytical thinking)
Tư duy phân tích là khả năng tổng hợp và chia nhỏ những thông tin phức tạp, từ đó tìm ra mối liên kết, quan hệ giữa các yếu tố đó để xác định vấn đề và giải pháp hữu ích trong việc xác định mối quan hệ nhân quả và mối liên hệ giữa hai yếu tố.
Tư duy sáng tạo (Creative thinking)
Tư duy sáng tạo là khả năng suy nghĩ, tìm tòi ra những chủ đề mới của một hay nhiều người hợp sức theo hướng "hoàn toàn mới", không đi theo lỗi mòn.
Tư duy sáng tạo vận dụng khả năng và kỹ năng mềm để phân tích vấn đề ở các góc độ khác nhau, sử dụng các công cụ phù hợp để đánh giá và đưa ra giải pháp mới cho vấn đề.
2. Self-efficacy
Self-efficacy được hiểu là niềm tin vào năng lực của bản thân, là một học thuyết của nhà tâm lý học Albert bandura. Nói cách khác, niềm tin vào năng lực bản thân là tin rằng bản thân sẽ thành công trong một tình huống nào đó. Niềm tin này là các yếu tố quyết định cách con người ta suy nghĩ, hành xử và cảm nhận.
Một người có niềm tin cao ở năng lực của bản thân sẽ xem thử thách như một nhiệm vụ cần hoàn thiện. Ngược lại, những cá nhân có niềm tin thấp sẽ lựa chọn tránh thực hiện các nhiệm vụ mang tính thử thách và tin rằng điều đó vượt tầm khả năng của họ. Họ có xu hướng tập trung vào những thất bại của bản thân và các kết quả tiêu cực - điều này sẽ khiến cho họ tự ti về năng lực cá nhân.
3. Technology
Trong vài năm qua, công nghệ đã trở thành một phần của hầu hết mọi ngành việc làm, nó ngày càng phát triển mạnh mẽ và mở rộng phạm vi xuất hiện. Do đó, chúng ta cần phải luôn trong tâm thế sẵn sàng tiếp thu và học hỏi những kiến thức và thông tin mới, đặc biệt là công nghệ sẽ đảm bảo cho công việc của bạn được thăng tiến và có cơ hội phát triển tốt hơn.
Có 7 kỹ năng công nghệ mà bạn có thể cân nhắc để tìm hiểu:
Computer skills
Đây là các kỹ năng có liên quan đến máy tính như cách sử dụng Microsoft Office, viết code,... Việc sử dụng thành thạo máy tính chưa bao giờ quan trọng hơn trong thời đại ngày nay, khi công nghệ đã và đang thâm nhập vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta.
Artificail Intelligence (AI)
AI là một loại công nghệ hoàn thành các nhiệm vụ thường được con người thực hiện nhằm nổ lực tăng hiệu quả, năng xuất và tỷ lệ thành công chung. Biết cách sử dụng và phát triển AI rất đặc trưng cho từng ngành và sẽ hữu ích nhất nếu bạn dự định tham gia vào lĩnh vực khoa học máy tính.
Data science and analytis
Khoa học và phân tích dữ liệu liên quan đến tổ chức, phân tích, phân loại và định lượng các tập hợp dữ liệu lớn. Những kỹ năng này yêu cầu tổ chức, logic, tuy duy phản biên và hiểu biết vững chắc về bảng tính hoặc phần mềm dữ liệu.
Coding
Mã hóa là một phương tiện giao tiếp với hệ thống máy tính. Học cách viết mã giống như học ngoại ngữ đòi hỏi một lượng thời gian và trình độ học vẫn đáng kể. nó lên quan đến việc trở nên thành thạo các ngôn ngữ lập trình Python, java, C++,.. Mã hóa có thể hữu ích trong các lĩnh vực khoa học máy tính, lập trình máy tính, phát triển ứng dụng và các lĩnh vực liên quan khác.
Audiovisual editing and design
Audiovisual editing và design đề cập đến việc lên ý tưởng sản xuất, chỉnh sửa và phân phối nội dung video kỹ thuật số. Biết cách điều hường phần mềm thiết kế là rất quan trọng đối với các công việc như phân tích nội dung web, kỹ thuật,... Các vai trò trong những lĩnh vực này yêu cầu bạn sử dụng các công cụ hội thảo trên web, tạo bố cục kỹ thuật cho thiết kế trực quan hoặc thậm chí sản xuất nội dung.
UX-UI
UX - User experience (Trải nghiệm người dùng) và UI - User interface (giao diện người dùng) tập trung vào cách công chúng sẽ tiêu thụ một sản phẩm hoặc phương tiện truyền thông. Điều này liên quán đến việ phát triển ứng dụng, trang web và tài khoản truyền thông xã hội. Những người làm việc với UX-UI có thể cần nhiều kỹ năng công nghệ khác nhau tùy thuộc vào công việc họ làm. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến UX-UI, bạn nên phát triển khả năng làm quen với máy tính và thành thạo thiết kế hình ảnh hoặc đồ họa.
Digital marketing
Tiếp thị kỹ thuật số (Digital marketing) hiện nay có thể áp dụng trong bất kỳ ngành nào vì nó đề cập đến việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm và dịch vụ thông qua các phương tiện kỹ thuật số để tăng sự hiện diện trực tuyến của công ty. Tiếp thị kỹ thuật số sử dụng các công cụ và chiến lược công nghệ. Ví dụ: tiếp thị video (Video marketing), tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (SEO), tiếp thị nội dung (content marketing), phân tích (Analytics),... đều là những kỹ năng cần thiết giúp thương hiệu tiếp cận người dùng trên các thiết bị như máy tính, điện thoại, máy tính bảng,.. Thành thạo công nghệ rất là quan trọng trong tiếp thị kỹ thuật số và các kỹ năng bạn phát triển trong ngành này có thể giúp ích cho bạn trong các lĩnh cực công nghiệp khác.
KẾT LUẬN
Việc cập nhật cho bản thân những kỹ năng phù hợp sẽ khiến bạn trở nên hấp dẫn hơn khi được thăng chức hoặc các cơ hội phát triển trong công việc. Bạn sẽ trở nên tự tin và làm việc một cách hiệu quả hơn so với hiện tại. Bằng cách này, bạn sẽ là tài sản mà bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn có