• Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu chung
    • Chức năng nhiệm vụ
    • Liên hệ
  • Tuyển dụng
    • Internship
    • Fresh Graduate
    • Trainee
    • Partime
    • Fulltime
    • Hot Job TopCV dành cho bạn
    • Tất cả việc làm từ TopCV
  • Vận hành
    • NEU Orientation Club
    • NEU Talented Student Project
    • NEU Monitor Council
    • NEU Daily Mentoring
    • NEU Career Expo
    • NEU Jobs and Internships
    • NEU Career Week
    • NEU Abroad Connect
  • Chia sẻ
    • Tạo CV
    • Phát triển bản thân
    • Phát triển nghề nghiệp
    • Học bổng nước ngoài
    • Học bổng Doanh nghiệp
    • Công cụ hỗ trợ hữu ích
    • Việc Làm 24h
  • Hỗ trợ
    • Cuộc thi
    • Tài trợ
    • Sự kiện
    • Khóa đào tạo ngắn hạn
  • Tin tức
    • NEU Career Center
    • Tin nóng NEU
    • Tin Doanh nghiệp
  • Liên hệ

Sinh viên năm nhất có nên tham gia Nghiên cứu Khoa học hay không?

  • Trang chủ
  • Phát triển bản thân
  • Chi tiết

Sinh viên năm nhất có nên tham gia Nghiên cứu Khoa học hay không?

15/05/2025
Lượt xem: 25
Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp bạn đạt được những lợi ích mà mình vừa kể mà còn rất nhiều lợi ích khác như: đào sâu vào kiến thức mà mình được học trên trường, giúp mình tìm được những người cùng chí hướng với đam mê của mình cũng như nếu xuất bản bài báo thì sẽ làm một điểm cộng trong CV xin việc sau này và rất nhiều lợi ích khác.

1. Tham gia nghiên cứu khoa học ngay từ năm nhất – thất bại, nhưng không hối tiếc.

Mình từng nghĩ nghiên cứu khoa học là chuyện "của mấy anh chị lớn" hoặc "của mấy người học giỏi lắm". Nhưng rồi, khi có một cơ hội mở ra ngay từ học kỳ đầu tiên của năm nhất, mình quyết định thử sức. Một phần vì tò mò, một phần vì muốn trải nghiệm điều gì đó khác biệt ngoài bài giảng và giáo trình.

Khi ấy, mình và nhóm có khoảng 3 tháng để bắt đầu mọi thứ: từ việc tìm đề tài, xây dựng đề cương, thu thập tài liệu đến viết báo cáo. Mọi việc diễn ra nhanh đến mức chưa kịp hiểu thế nào là một nghiên cứu đúng nghĩa, bọn mình đã phải chạy deadline sát nút để nộp lên cấp khoa (cụ thể là Viện Ngân hàng - Tài chính).

Kết quả thì như bạn biết đấy – đề tài bị từ chối xét lên cấp trường. Lý do rất rõ ràng: chưa đủ độ sâu, chưa logic trong cách triển khai, thiếu dẫn chứng thuyết phục và còn nhiều lỗi kỹ thuật. Và tất nhiên những đề tài nghiên cứu nộp lên Viện Ngân hàng - Tài chính đều có chất lượng tốt và số lượng đề tài nộp lên cũng rất nhiều. Một thất bại đúng nghĩa.

Nhưng điều khiến mình muốn viết bài này, là vì dù thất bại, mình không hề tiếc nuối. Ngược lại, quãng thời gian “lao đầu vào nghiên cứu” đã để lại cho mình rất nhiều bài học thực tế và giá trị lâu dài hơn những gì mình tưởng.

2. Khả năng đọc tài liệu tiếng Anh chuyên ngành

Hầu hết các tài liệu liên quan đến đề tài của nhóm mình đều không có bản tiếng Việt. Mình bắt buộc phải tự mày mò đọc từng bài báo học thuật bằng tiếng Anh – thứ trước đó mình luôn né tránh vì… quá “khó nuốt”.

Ban đầu, việc đọc rất chậm và hay bỏ cuộc giữa chừng. Nhưng dần dần, mình học cách đọc tài liệu sao cho hiệu quả và cách nắm được ý tưởng chính các bài báo khoa học nhanh chóng, và biến nó thành thói quen mỗi khi tiếp cận một tài liệu mới. Điều này không chỉ giúp ích trong nghiên cứu, mà còn cải thiện rõ rệt khả năng đọc hiểu tài liệu ở các môn học sau này.

Chưa kể, có rất nhiều thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành không thể dịch ra tiếng Việt vì nó sẽ phá hỏng hết nghĩa của từ, mà phải giữ nguyên hàm ý của từ trong bối cảnh câu tiếng Anh cụ thể. Ví dụ: “Financial inclusion" không thể dịch là: “bao gồm tài chính” vì nó hoàn toàn sai nghĩa. Mà “financial inclusion” được định nghĩa là: là một quá trình đảm bảo tính dễ dàng tiếp cận, khả dụng và sử dụng của hệ thống tài chính chính thức cho tất cả các thành viên của một nền kinh tế. (Theo Madira Sarma & Jesim Pais). 

3. Không ai “chỉ tay cầm việc” – tự thân vận động là bắt buộc.

Dù nhóm mình được cô hướng dẫn hỗ trợ khá kỹ ở những giai đoạn đầu – từ cách xây dựng mô hình nghiên cứu đến việc thiết kế bảng hỏi khảo sát – nhưng sự thật là cô cũng rất bận. Có những tuần cô có việc đột xuất, hoặc lịch giảng dạy dày đặc, nên không thể theo sát từng bước tiến độ của nhóm.

Lúc đó, là nhóm trưởng, mình rơi vào trạng thái... rảnh mà không biết phải làm gì tiếp theo. Không phải vì không có việc để làm, mà vì mình không chủ động nhìn trước xem nhóm nên làm gì tiếp theo khi không có ai chỉ dẫn.

Đặc biệt là giai đoạn Tết Nguyên Đán, lúc mà có rất nhiều thời gian rảnh để có thể tăng tốc đẩy nhanh hoàn thiện xây dựng mô hình nghiên cứu thì mình… chẳng biết làm gì tiếp theo. Mình hoàn toàn phụ thuộc vào hướng dẫn của cô nhưng thời điểm đó cô rất bận trong việc chuẩn bị Tết cho gia đình nên không thể giúp gì cho bọn mình.

Sau khi bị loại, mình mới thực sự nhìn lại hành trình của cả nhóm – và nhất là chính bản thân mình. Mình nhận ra thất bại không chỉ vì sản phẩm chưa đủ tốt, mà còn vì mình đã không biết bước tiếp theo cần làm gì để hoàn thiện đề tài. Lẽ ra, ở thời điểm đó, mình hoàn toàn có thể hỏi cô hướng dẫn một câu rất đơn giản:  “Cô ơi, công việc sắp tới của đề tài là gì ạ?”

Chỉ cần một câu hỏi như vậy, mình đã có thể chủ động hơn rất nhiều. Ngoài ra, nếu mình chịu khó lên YouTube tìm hiểu thêm cách làm nghiên cứu – từ viết đề cương, khảo sát, phân tích đến trình bày báo cáo – thì mọi thứ có thể đã đi theo một hướng khác. Thông tin thì không thiếu, chỉ là mình… đã không chủ động tìm.

Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn khi bước sang tháng 2 – thời điểm sinh viên K66 của Đại học Kinh tế Quốc dân bắt đầu đợt huấn luyện quân sự kéo dài 3 tuần. Việc này khiến tiến độ nhóm bị ảnh hưởng nặng: mỗi người ở một khu khác nhau, thời gian rảnh không trùng nhau, liên lạc khó khăn hơn, chưa kể sức khỏe các thành viên lúc đó cũng không ổn định – người thì ốm, người thì sốt liên tục.

Từ đây, bản thân mình đã rút ra những kinh nghiệm quan trọng trong công việc và học tập sau này. Mình đã đặt các task cụ thể và bám sát quá trình làm việc rất chặt chẽ. Nếu cảm thấy công việc sắp tới mà quá khó và mơ hồ thì mình sẽ phân tách nó ra các đầu việc nhỏ và từ đó giải quyết dần cũng như có mục tiêu cụ thể cho từng đầu việc sao cho phù hợp. 

Mình cũng học dần được cách bớt bị động vào sự chỉ bảo của người khác mà phải dự đoán trong thời gian sắp tới mình cần phải làm gì để hoàn thành dự án một cách trọn vẹn mà không phải tiếc nuối rằng mình đã không làm cái này, cái kia.

4. Hoàn thành hơn là hoàn hảo

Trên đời này không có thứ gì có thể hoàn hảo ngay từ lần đầu tiên. Nếu nhìn thấy người khác đứng trên đỉnh thành công thì chắc chắn họ đã phải thất bại rất nhiều trước đó và từ đó rút ra kinh nghiệm cho lần sau. 

Vậy nên nếu bạn muốn đạt được điều gì đó thì nên bắt đầu từ bây giờ ngay và luôn. Bởi vì trong lần đầu tiên, chúng ta có thể gặp thất bại nhưng nó sẽ là bài học cho những lần sau. Còn bây giờ mà mình không làm thì sẽ lãng phí đi thời gian để có cơ hội được thử thách, được va vấp với những điều khó nhằn để rồi những lần sau làm tốt hơn trước. 

Bản thân mình cũng vậy, sau khi thất bại với lần nộp báo cáo này thì không hiểu sao mình đã “nâng cấp” khả năng nghiên cứu hơn trước rất nhiều. Từ khả năng đọc tài liệu cũng như làm đề cương nghiên cứu và xây dựng mô hình đều trở nên tốt và hiệu quả hơn đáng kể. Điều này giúp mình lấy lại cảm hứng nghiên cứu và không bị chán nản sau cú va vấp lần đầu.

5. Kết luận

Nghiên cứu khoa học không chỉ giúp bạn đạt được những lợi ích mà mình vừa kể mà còn rất nhiều lợi ích khác như: đào sâu vào kiến thức mà mình được học trên trường, giúp mình tìm được những người cùng chí hướng với đam mê của mình cũng như nếu xuất bản bài báo thì sẽ làm một điểm cộng trong CV xin việc sau này và rất nhiều lợi ích khác. 

Vậy nên các bạn đừng có ngại ngần khi tham gia nghiên cứu khoa học mà nên tham gia sớm nhất có thể nhé. 

Bài viết gần đây

15/05/2025 [NAC TIPS] Các Thuật Ngữ Bạn Cần Biết Khi "Săn" Học Bổng
15/05/2025 Hội nghị triển khai xây dựng học liệu điện tử chương trình NEU-Elearning
15/05/2025 Tọa đàm khoa học: “Định hướng phát triển Đại học Kinh tế Quốc dân giai đoạn 2025-2030”
15/05/2025 Sinh viên năm nhất có nên tham gia Nghiên cứu Khoa học hay không?
14/05/2025 HDBank - Nơi chắp cánh cho ước mơ

Trung tâm Tư vấn Hướng nghiệp và Việc làm,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

  • Văn phòng :Số 207 đường Giải Phóng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

  • Email :careercenter@neu.edu.vn

  • Hotline :083.251.1956

Ứng viên

  • NEU Talent Student

Tin tuyển dụng

  • Internship
  • Fresh Graduate
  • Trainee
  • Partime
  • Fulltime

Truy cập nhanh

  • Trang chủ
  • Tin tức
  • Liên hệ
Copyright © 2023 by NEU Career Center.

Sign Up

Sign Up and get access to all the features of Jobzilla

Already registered?

Already registered?

Login or Sign up with

Login

Login and get access to all the features of Jobzilla

Don't have an account ?
Don't have an account ?
Login or Sign up with